Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.185.896
Truy cập hiện tại 13
Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị tỉnh Thừa Thiên Huế”
Ngày cập nhật 09/11/2023

Trong không khí cả nước chào mừng Ngày Pháp luật Việt Nam (09/11), hướng đến kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023), 31 Trường mang tên Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (16/11/1992 – 16/11/2023), chào mừng sự kiện Nhà trường vinh dự đón nhận Quyết định công nhận Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh đạt chuẩn mức 1. Sáng ngày 08/11/2023, Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh tổ chức Hội thảo khoa học “Thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị tỉnh Thừa Thiên Huế”.

 

Đến dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Ngọc Phương, Phó Trường ban Thường trực Ban Tuyên Giáo Tỉnh uỷ, đồng chí Nguyễn Duy Cường, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy, đồng chí Trần Viết Quốc, Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, đồng chí Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư, đồng chí Nguyễn Kim Tùng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các nhà khoa học, học viên các lớp đang học tại trường.

Về phía Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh có đồng chí TS. Nguyễn Thị Châu, TUV, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng khoa học, các đồng chí trong Ban Giám hiệu, Lãnh đạo các Khoa, Phòng, cùng toàn thể cán bộ, giảng viên.

Phát biểu khai mạc và đề dẫn hội thảo, đồng chí Trần Nhật, Phó Hiệu trưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học nhà trường đã trân trọng cám ơn các đồng chí lãnh đạo các Ban Đảng, lãnh đạo các Sở, Ban ngành, các nhà khoa học đã đến tham dự hội thảo.

Phát biểu đề dẫn đã xác định: Dân chủ ở cơ sở có ý nghĩa, vị trí, vai trò quan trọng trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, thực hiện tốt dân chủ cơ sở là thể hiện ý Đảng hợp lòng dân, đáp ứng được yêu cầu phát huy dân chủ trong quá trình đổi mới đất nước hiện nay. Chủ trương xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở một cách đồng bộ, đi vào chiều sâu ở tất cả các loại hình cơ sở, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân. Đồng thời yêu cầu hội thảo trao đổi, làm rõ những vấn đề sau:

- Làm gì và làm như thế nào để tiếp tục làm tốt hơn công tác tuyên truyền, đưa các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước để các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị  thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với cải cách hành chính  được tốt hơn, hiệu quả hơn, thực chất hơn;

- Từ những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế mà các nhà khoa học, các tác giả đã đề cập, phân tích sâu hơn, cụ thể hơn để tìm nguyên nhân và các bài học kinh nghiệm rút ra từ địa phương, cơ quan, đơn vị của mình. Trên cơ sở đó Hội thảo tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, thảo luận các vấn đề hiện nay còn khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dân chủ gắn với cải cách hành chính tại các cơ quan đơn vị hiện nay từ đó đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt hơn nữa trong thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay.

-  Vai trò của các cơ quan, đơn vị, tổ chức của hệ thống chính trị trong việc tạo động lực để thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở đến triển khai, tổ chức, thực hiện các nội dung, trong đó cần chú trong thực hiện tốt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được Quốc hội thông qua ngày 10/11/2022 tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2023 và Nghị định 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với cải cách hành chính trong các  địa phương, cơ quan, đơn vị để thực hành dân chủ ở cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”  gắn với cải cách hành chính hiện nay.

-  Vai trò, trách nhiệm của Cán bộ, giảng viên, học viên Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh đối với việc góp phần tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện dân chủ gắn với cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hội thảo đã nghe 4 tham luận trình bày trực tiếp và nhiều ý kiến trao đổi tại Hội thảo của các đồng chí lãnh đạo các sở, ban ngành, kinh nghiệm trong thực hiện Quy chế dân chủ gắn với cải cách hành chính ở các cơ quan, đơn vị, địa phương, đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt Quy chế dân chủ gắn với cải cách hành chính ở các đơn vị. 

Đồng chí Nguyễn Thị Châu, TUV, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trường Nhà trường tổng kết và kết luận hội thảo, tập trung vào các vấn đề sau:

Một là, Qua các bài viết và trao đổi trực tiếp tại hội thảo, vấn đề tiếp tục quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở và cải cách hành chính; mỗi một cán bộ, công chức, viên chức hiểu rõ, hiểu sâu sắc và nhận thức đầy đủ mối quan hệ gắn bó giữa thực hiện dân chủ ở cơ sở với cải cách hành chính. Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cung cấp thông tin, thực hiện công tác tuyên truyền

Hai là: Nhiều ý kiến đã chia sẻ mô hình hay, cách làm sang tạo trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và cải cách hành chính. Các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học đã hiến kế, đưa ra những giải pháp hay, mô hình có tính sang tạo. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với cải cách hành chính. Tạo động lực trong việc phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời khơi dậy, phát huy tính dân chủ của mỗi người dân trong việc góp phần thực hiện cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong quá trình thực hiện cải cách hành chính.

Ba là, chú trọng công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, không chỉ nâng cao về nghiệp vụ mà còn các kỹ năng mềm trong giải quyết công việc, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh thực hiện chuyển đổi số hiện nay. Đồng thời, khuyến khích, động viên, có những giải pháp hỗ trợ người dân trong ứng dụng công nghệ thông tin để có thể theo kịp với tiến trình chuyển đổi số, thực hiện các thủ tục hành chính bằng phương thức trực tuyến.

Bốn là, bảo đảm cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng thông tin để thực hiện cải cách hành chính đồng bộ, thông suốt, hiệu quả, làm cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp thực sự thấy được lợi ích của ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong cải cách hành chính.

Năm là, tiếp tục rà soát, tăng cường công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch, loại bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Gắn quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ với công tác cải cách hành chính, sửa đổi những cơ chế, chính sách về thủ tục hành chính không phù hợp.

Đội ngũ giảng viên của nhà trường tiếp thu các ý kiến tại Hội thảo, nghiên cứu các bài viết trong kỷ yếu hội thảo để vận dụng vào trong các bài giảng, lồng ghép trong hướng dẫn nghiệp vụ trong các chương trình giảng dạy tại nhà trường, nhất là chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị.

Một số hình ảnh tại Hội thảo

Đồng chí Trần Nhật, Phó Hiệu trưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học phát biểu khai mạc và đề dẫn hội thảo

Các đại biểu phát biểu trao đổi tại Hội thảo

Đồng chí TS. Nguyễn Thị Châu, TUV, Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng khoa học phát biểu kết luận hội thảo

 

 

 

 

       In ấn
Các tin khác
Xem tin theo ngày