Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.236.604
Truy cập hiện tại 13
THỪA THIÊN HUẾ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Ngày cập nhật 08/04/2024

TS. LÊ THỊ HẰNG

                                                                                                                                                                Trưởng khoa Khoa Xây dựng Đảng

Tóm tắt: Trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội (ASXH) bảo đảm sự công bằng toàn diện, đáp ứng cơ bản quyền an sinh của người dân, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị và trật tự xã hội của tỉnh. Bài viết đánh giá hiệu quả nổi bật trong thực hiện ASXH của tỉnh Thừa Thiên Huế, chỉ ra những hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần tiếp tục thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Thừa Thiên Huế hướng đến hoàn thành mục tiêu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2025.

Từ khóa: thực hiện chính sách an sinh xã hội; Thừa Thiên Huế; thành phố trực thuộc trung ương.

 

Thực hiện chính sách ASXH trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là các hoạt động có mục đích của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức xã hội nhằm hiện thực hóa các quy định của chính sách ASXH, làm cho chúng đi vào cuộc sống nhằm trợ giúp, giúp đỡ toàn xã hội, các cá nhân gặp phải rủi ro hoặc biến cố xã hội để đảm bảo mức sống tối thiểu và nâng cao đời sống của họ.

Thực hiện chính sách ASXH trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay tập trung thực hiện 4 nhóm chính sách cơ bản(1) Nhóm chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo: hỗ trợ người dân chủ động phòng ngừa các rủi ro thông qua tham gia thị trường lao động để có được việc làm tốt, thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững; (2) Nhóm chính sách BHXH: hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro khi bị ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già…thông qua tham gia BHXH để chủ động bù đắp phần thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro trên; (3) Nhóm chính sách trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội, bao gồm chính sách trợ cấp thường xuyên và trợ cấp đột xuất. (4) Nhóm chính sách dịch vụ xã hội cơ bản, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ cơ bản về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch.

  1. Hiệu quả thực hiện chính sách ASXH tỉnh Thừa Thiên Huế

(1). Thực hiện nhóm chính sách lao động, việc làm bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo.

 Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề đã tạo việc làm cho 17.034 người (đạt 100,20% so với kế hoạch năm 2023); trong đó, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài 2.325 lao động (đạt 116,25% so với kế hoạch năm 2023). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới mức 2,2%.

Các chính sách, chương trình giảm nghèo được thực hiện khá toàn diện và tương đối đầy đủ, đời sống của hộ nghèo từng bước được cải thiện, nâng cao. Lãnh đạo các địa phương, các sở, ban ngành đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo thường xuyên. Một trong những kết quả nổi bật nhất của chính sách ASXH là tỷ lệ nghèo. Tỉnh ủy đã ban hành và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) về giảm nghèo bền vững; thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc và ban hành quy chế, chương trình làm việc hằng năm và các văn bản chỉ đạo triển khai quyết liệt công tác giảm nghèo bền vững[1]. Phát động phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, tổ chức và cá nhân, già làng, trưởng bản, trưởng họ, trưởng tộc, người có uy tín để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11-NQ/TU của Tỉnh ủy. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh ước đến cuối năm 2023 giảm còn 2,27%. Quan tâm chỉ đạo huy động các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả chương trình xóa nhà tạm; tạo điều kiện thuận lợi để giảm nghèo đa chiều và khuyến khích làm giàu.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực và phát triển thị trường lao động bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng. Chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện, năng suất lao động (GRDP/lao động đang làm việc) tăng đáng kể với tốc độ bình quân đạt 9,6%/năm, năm 2020 là 97,3 triệu đồng/lao động, đến năm 2022 đạt 116,4 triệu đồng/lao động. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đẩy mạnh.

(2). Về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH). Số người tham gia BHXH bắt buộc: 131.899 người, đạt 100,01% so với chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao Số người tham gia BHXH tự nguyện: 25.925 người, đạt 104,68% so với chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao năm 2023. Số người tham gia BHTN: 123.494 người, đạt 100,33% so với chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao năm 2023.

(3) Thực hiện nhóm chính sách trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội

 Giải quyết 1.207 trường hợp hưởng các chế độ hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) hàng tháng và trợ cấp một lần cho 13.944 người hưởng (trong đó 12.788 hồ sơ hưởng trợ cấp BHXH 1 lần). So với cùng kỳ năm trước, số người hưởng các chế độ hàng tháng tăng 1,77%, số người hưởng trợ cấp một lần tăng 44,78% (trong đó hồ sơ hưởng BHXH 1 lần tăng 51,59%).

 Xét duyệt, giải quyết chế độ ngắn hạn cho 81.903 lượt người (giảm 24,31% so với cùng kỳ năm trước); Quản lý, chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho 33.328 người hưởng (tăng 1,6% so với năm trước).

Công tác thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã hỗ trợ tích cực cho lao động bị mất việc làm, góp phần thực hiện mục tiêu chung của tỉnh. Kết quả đến nay như sau: Số người nộp hồ sơ hưởng BHTN: 10.986 người, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2022 (9.323 người); Số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp: 10.952 người; tăng 19% so với cùng kỳ năm 2022 (9.207 người); Số người được hỗ trợ học nghề: 895, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2022 (650 người). Đã chi trợ cấp thất nghiệp: 188.851 triệu đồng; chi hỗ trợ học nghề: 4.564 triệu đồng.

Thực hiện chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được kịp thời và đầy đủ; các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” luôn quan tâm, nhân dịp Tết Nguyên đán 2023 đã có 58.066 suất quà của Chủ tịch nước, của tỉnh, của cấp huyện cho người có công với tổng kinh phí hơn 17.942 triệu đồng.

Đã tổ chức vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa năm 2023 đến 300 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cấp tỉnh, với kinh phí 1,3 tỷ đồng; Công tác mộ, nghĩa trang được quan tâm sửa chửa, xây dựng, tu bổ; công tác đính chính, xác định thông tin, di chuyển, tìm mộ liệt sĩ được giải quyết kịp thời.

(4) Thực hiện nhóm chính sách dịch vụ xã hội cơ bản

Bảo đảm y tế tối thiểu. Hoạt động y tế - chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm, chú trọng. Công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân được thực hiện tốt. Nỗ lực bao phủ BHYT toàn dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế tăng đều qua các năm. Cuối 2023, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 99,2% dân số. Đối với tỉnh miền Trung như Thừa Thiên Huế, đây thực sự là chính sách ASXH quan trọng, góp phần đảm bảo ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Các dịch vụ xã hội cơ bản đã bảo đảm giáo dục tối thiểu với tỷ lệ trẻ 5 tuổi học mầm non đạt 97,93%. Toàn tỉnh hiện có 292.208 trẻ em, chiếm 26% tổng dân số (trẻ em nam chiếm trên 51%); 4.206 trẻ em thuộc 14 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó 4.050 trẻ được hưởng trợ cấp xã hội và chăm sóc bằng các hình thức khác nhau (đạt 96,3%); có 6.961  trẻ em trong các gia đình thuộc hộ nghèo và 7.272 trẻ em trong gia đình thuộc hộ cận nghèo.

Công tác giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được chú trọng theo hướng đồng bộ, tập trung, tinh gọn, cơ cấu hợp lý. Đến nay, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có 08 cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập được hình thành và phát triển, trong đó có nhiều đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, các tổ chức xã hội; gồm 01 trường cao đẳng, 01 trường trung cấp, 03 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 03 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tuyển sinh 16.150 người, trong đó: 3.990 học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp THCS, THPT học trình độ cao đẳng, trung cấp và 12.160 người học trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70,25%.

Bảo đảm nước sạch: tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch là 97,6%; tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đạt 40%. Hỗ trợ về nhà ở: Xây mới, sửa chữa cho 1.389 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo với kinh phí 67.558 triệu đồng.

2. Hạn chế và giải pháp tiếp tục thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1. Nhận diện hạn chế

Công tác phát triển người tham gia, thu BHXH, BHYT, bảo hiểm tự nguyện (BHTN) vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vẫn còn nhiều doanh nghiệp cố tình trốn đóng, thường xuyên chậm đóng kéo dài, số tiền lớn.

Việc giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho người lao động còn trùng do một số người lao động chưa tuân thủ các quy định pháp luật về BHTN có việc làm trong thời gian chờ hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng không thông báo theo quy định, bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, dẫn đến phải thu hồi.

Việc đối soát chứng từ giải quyết chế độ ốm đau, thai sản trên cổng giám định BHYT vẫn chưa đầy đủ do vẫn còn nhiều cơ sở khám chữa bệnh chưa cập nhật hồ sơ, giấy tờ và chuyển dữ liệu lên cổng giám định BHYT theo quy định.

Công tác kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT vẫn gặp nhiều khó khăn. Một số cơ sở KCB chỉ định thuốc, dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm chưa thống nhất, một số trường hợp chưa phù hợp với tình hình diễn biến, chẩn đoán của bệnh tật,… Vì vậy, việc sử dụng quỹ chưa thật sự tiết kiệm

      Việc triển khai, phối hợp triển khai thực hiện công tác phát triển nguồn nhân lực của tỉnh vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc, tính chủ động chưa cao. Công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, người lao động, người dân về thực hiện ASXH chưa thường xuyên, sâu rộng.

Chưa có các cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội, nhằm khuyến khích doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tiếp nhận thanh niên xuất ngũ vào làm việc. Một số địa phương chưa bố trí kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ nguồn ngân sách của địa phương.

2.2. Một số giải pháp

Để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ASXH tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian tới, cần tập trung các giải pháp sau:

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách giảm nghèo đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo theo quy định hiện hành. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững; hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới; hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tăng cường công tác truyền thông chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN một cách hiệu quả, sâu rộng, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Tập trung khai thác, phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo chỉ tiêu kế hoạch. Phối hợp với Tổ chức dịch vụ thu tổ chức Hội nghị khách hàng; ra quân tuyên truyền tại các cụm dân cư, từng nhà dân để vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc, triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng hưởng lợi: nhà ở, chuyển đổi nghề, đào tạo nghề, chú trọng nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất, khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, hợp tác xã vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi góp phần hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu về thu nhập bình quân, chỉ tiêu về giải quyết đất ở, nhà ở, đất sản xuất một cách bền vững.

Tiếp tục thực hiện các nội dung về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Chú trọng triển khai thực hiện các nhiệm vụ về truyền thông và chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp, xây dựng hệ thống thông tin Quản lý giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết việc làm; phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững. Phát triển kinh tế, thu hút đầu tư để tạo việc làm; phát triển thị trường lao động, doanh nghiệp, doanh nhân và thực hiện tốt chính sách tín dụng nhằm tạo việc làm thông qua hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm và từ các tổ chức tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm.

Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, nâng cao đời sống người có công với cách mạng. Mở rộng chi trả trợ cấp người có công thông qua tổ chức dịch vụ bưu chính công ích. Đẩy mạnh số hóa hồ sơ Người có công.

Bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách ASXH phù hợp, tránh dàn trải. Các chính sách cần bảo đảm tính liên kết, liên thông tốt, như chính sách tín dụng gắn với tạo việc làm, dạy nghề gắn với nhu cầu việc làm…

Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số các lĩnh vực quản lý nhà nước về ASXH. Thúc đẩy chi trả ASXH không dùng tiền mặt. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách ASXH.

Thực tiễn cho thấy bảo đảm thực hiện chính sách ASXH của tỉnh Thừa Thiên Huế đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu về thực hiện chính sách xã hội trong xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Hiệu quả thực hiện chính sách ASXH trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp với mức đầu tư của xã hội tăng dần cùng với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Điều này đặt ra yêu cầu cần tiếp tục có những giải pháp đồng bộ cả về cơ chế và phương thức thực hiện nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách ASXH góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới./.

______________________

Tài liệu tham khảo

1.  ILISA - GIZ: Hệ thống phát triển ASXH ở Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020, Hà Nội, 2013, tr.53. UNDP. Tăng trưởng vì mọi người: Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2015 về tăng trưởng bao trùm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2016, tr.113.

2. Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo số  270/BC-SLĐTBXH ngày 30 tháng 11 năm 2023 về tình hình thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Ngành Lao động, Người có công và Xã hội năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo số 230/ BC-BHXH ngày 31/02/2024 của Giám đốc BHXH tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện công tác năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2024.

4. Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Báo cáo Số 265 ngày 12/12/2022 về sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.



[1] Kết luận 510-KL/TU, ngày 06/7/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân bổ chỉ tiêu giảm nghèo cho các huyện, thị xã và thành phố Huế đến năm 2025. Công văn 08-CV/TU, ngày 14/6/2022 của Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Công văn 1256-CV/TU, ngày 25/7/2022 về việc phát động Cuộc vận động “Dòng họ không có hộ nghèo” và công bố địa chỉ nhân đạo; Chỉ thị 33-CT/TU, ngày 21/10/2022 của BTVTU về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025; Kết luận 978-KL/TU, ngày 03/3/2023 của BTVTU về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác giảm nghèo bền vững năm 2023.

TS. LÊ THỊ HẰNG

 Trưởng khoa Khoa Xây dựng Đảng

Tóm tắt: Trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội (ASXH) bảo đảm sự công bằng toàn diện, đáp ứng cơ bản quyền an sinh của người dân, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị và trật tự xã hội của tỉnh. Bài viết đánh giá hiệu quả nổi bật trong thực hiện ASXH của tỉnh Thừa Thiên Huế, chỉ ra những hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần tiếp tục thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Thừa Thiên Huế hướng đến hoàn thành mục tiêu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2025.

Từ khóa: thực hiện chính sách an sinh xã hội; Thừa Thiên Huế; thành phố trực thuộc trung ương.

Thực hiện chính sách ASXH trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là các hoạt động có mục đích của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức xã hội nhằm hiện thực hóa các quy định của chính sách ASXH, làm cho chúng đi vào cuộc sống nhằm trợ giúp, giúp đỡ toàn xã hội, các cá nhân gặp phải rủi ro hoặc biến cố xã hội để đảm bảo mức sống tối thiểu và nâng cao đời sống của họ.

Thực hiện chính sách ASXH trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay tập trung thực hiện 4 nhóm chính sách cơ bản(1) Nhóm chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo: hỗ trợ người dân chủ động phòng ngừa các rủi ro thông qua tham gia thị trường lao động để có được việc làm tốt, thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững; (2) Nhóm chính sách BHXH: hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro khi bị ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già…thông qua tham gia BHXH để chủ động bù đắp phần thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro trên; (3) Nhóm chính sách trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội, bao gồm chính sách trợ cấp thường xuyên và trợ cấp đột xuất. (4) Nhóm chính sách dịch vụ xã hội cơ bản, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ cơ bản về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch.

  1. Hiệu quả thực hiện chính sách ASXH tỉnh Thừa Thiên Huế

(1). Thực hiện nhóm chính sách lao động, việc làm bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo.

 Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề đã tạo việc làm cho 17.034 người (đạt 100,20% so với kế hoạch năm 2023); trong đó, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài 2.325 lao động (đạt 116,25% so với kế hoạch năm 2023). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới mức 2,2%.

Các chính sách, chương trình giảm nghèo được thực hiện khá toàn diện và tương đối đầy đủ, đời sống của hộ nghèo từng bước được cải thiện, nâng cao. Lãnh đạo các địa phương, các sở, ban ngành đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo thường xuyên. Một trong những kết quả nổi bật nhất của chính sách ASXH là tỷ lệ nghèo. Tỉnh ủy đã ban hành và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) về giảm nghèo bền vững; thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc và ban hành quy chế, chương trình làm việc hằng năm và các văn bản chỉ đạo triển khai quyết liệt công tác giảm nghèo bền vững[1]. Phát động phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, tổ chức và cá nhân, già làng, trưởng bản, trưởng họ, trưởng tộc, người có uy tín để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11-NQ/TU của Tỉnh ủy. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh ước đến cuối năm 2023 giảm còn 2,27%. Quan tâm chỉ đạo huy động các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả chương trình xóa nhà tạm; tạo điều kiện thuận lợi để giảm nghèo đa chiều và khuyến khích làm giàu.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực và phát triển thị trường lao động bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng. Chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện, năng suất lao động (GRDP/lao động đang làm việc) tăng đáng kể với tốc độ bình quân đạt 9,6%/năm, năm 2020 là 97,3 triệu đồng/lao động, đến năm 2022 đạt 116,4 triệu đồng/lao động. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đẩy mạnh.

(2). Về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH). Số người tham gia BHXH bắt buộc: 131.899 người, đạt 100,01% so với chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao Số người tham gia BHXH tự nguyện: 25.925 người, đạt 104,68% so với chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao năm 2023. Số người tham gia BHTN: 123.494 người, đạt 100,33% so với chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao năm 2023.

(3) Thực hiện nhóm chính sách trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội

 Giải quyết 1.207 trường hợp hưởng các chế độ hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) hàng tháng và trợ cấp một lần cho 13.944 người hưởng (trong đó 12.788 hồ sơ hưởng trợ cấp BHXH 1 lần). So với cùng kỳ năm trước, số người hưởng các chế độ hàng tháng tăng 1,77%, số người hưởng trợ cấp một lần tăng 44,78% (trong đó hồ sơ hưởng BHXH 1 lần tăng 51,59%).

 Xét duyệt, giải quyết chế độ ngắn hạn cho 81.903 lượt người (giảm 24,31% so với cùng kỳ năm trước); Quản lý, chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho 33.328 người hưởng (tăng 1,6% so với năm trước).

Công tác thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã hỗ trợ tích cực cho lao động bị mất việc làm, góp phần thực hiện mục tiêu chung của tỉnh. Kết quả đến nay như sau: Số người nộp hồ sơ hưởng BHTN: 10.986 người, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2022 (9.323 người); Số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp: 10.952 người; tăng 19% so với cùng kỳ năm 2022 (9.207 người); Số người được hỗ trợ học nghề: 895, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2022 (650 người). Đã chi trợ cấp thất nghiệp: 188.851 triệu đồng; chi hỗ trợ học nghề: 4.564 triệu đồng.

Thực hiện chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được kịp thời và đầy đủ; các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” luôn quan tâm, nhân dịp Tết Nguyên đán 2023 đã có 58.066 suất quà của Chủ tịch nước, của tỉnh, của cấp huyện cho người có công với tổng kinh phí hơn 17.942 triệu đồng.

Đã tổ chức vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa năm 2023 đến 300 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cấp tỉnh, với kinh phí 1,3 tỷ đồng; Công tác mộ, nghĩa trang được quan tâm sửa chửa, xây dựng, tu bổ; công tác đính chính, xác định thông tin, di chuyển, tìm mộ liệt sĩ được giải quyết kịp thời.

(4) Thực hiện nhóm chính sách dịch vụ xã hội cơ bản

Bảo đảm y tế tối thiểu. Hoạt động y tế - chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm, chú trọng. Công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân được thực hiện tốt. Nỗ lực bao phủ BHYT toàn dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế tăng đều qua các năm. Cuối 2023, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 99,2% dân số. Đối với tỉnh miền Trung như Thừa Thiên Huế, đây thực sự là chính sách ASXH quan trọng, góp phần đảm bảo ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Các dịch vụ xã hội cơ bản đã bảo đảm giáo dục tối thiểu với tỷ lệ trẻ 5 tuổi học mầm non đạt 97,93%. Toàn tỉnh hiện có 292.208 trẻ em, chiếm 26% tổng dân số (trẻ em nam chiếm trên 51%); 4.206 trẻ em thuộc 14 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó 4.050 trẻ được hưởng trợ cấp xã hội và chăm sóc bằng các hình thức khác nhau (đạt 96,3%); có 6.961  trẻ em trong các gia đình thuộc hộ nghèo và 7.272 trẻ em trong gia đình thuộc hộ cận nghèo.

Công tác giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được chú trọng theo hướng đồng bộ, tập trung, tinh gọn, cơ cấu hợp lý. Đến nay, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có 08 cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập được hình thành và phát triển, trong đó có nhiều đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, các tổ chức xã hội; gồm 01 trường cao đẳng, 01 trường trung cấp, 03 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 03 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tuyển sinh 16.150 người, trong đó: 3.990 học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp THCS, THPT học trình độ cao đẳng, trung cấp và 12.160 người học trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70,25%.

Bảo đảm nước sạch: tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch là 97,6%; tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đạt 40%. Hỗ trợ về nhà ở: Xây mới, sửa chữa cho 1.389 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo với kinh phí 67.558 triệu đồng.

2. Hạn chế và giải pháp tiếp tục thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1. Nhận diện hạn chế

Công tác phát triển người tham gia, thu BHXH, BHYT, bảo hiểm tự nguyện (BHTN) vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vẫn còn nhiều doanh nghiệp cố tình trốn đóng, thường xuyên chậm đóng kéo dài, số tiền lớn.

Việc giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho người lao động còn trùng do một số người lao động chưa tuân thủ các quy định pháp luật về BHTN có việc làm trong thời gian chờ hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng không thông báo theo quy định, bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, dẫn đến phải thu hồi.

Việc đối soát chứng từ giải quyết chế độ ốm đau, thai sản trên cổng giám định BHYT vẫn chưa đầy đủ do vẫn còn nhiều cơ sở khám chữa bệnh chưa cập nhật hồ sơ, giấy tờ và chuyển dữ liệu lên cổng giám định BHYT theo quy định.

Công tác kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT vẫn gặp nhiều khó khăn. Một số cơ sở KCB chỉ định thuốc, dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm chưa thống nhất, một số trường hợp chưa phù hợp với tình hình diễn biến, chẩn đoán của bệnh tật,… Vì vậy, việc sử dụng quỹ chưa thật sự tiết kiệm

      Việc triển khai, phối hợp triển khai thực hiện công tác phát triển nguồn nhân lực của tỉnh vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc, tính chủ động chưa cao. Công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, người lao động, người dân về thực hiện ASXH chưa thường xuyên, sâu rộng.

Chưa có các cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội, nhằm khuyến khích doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tiếp nhận thanh niên xuất ngũ vào làm việc. Một số địa phương chưa bố trí kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ nguồn ngân sách của địa phương.

2.2. Một số giải pháp

Để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ASXH tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian tới, cần tập trung các giải pháp sau:

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách giảm nghèo đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo theo quy định hiện hành. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững; hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới; hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tăng cường công tác truyền thông chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN một cách hiệu quả, sâu rộng, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Tập trung khai thác, phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo chỉ tiêu kế hoạch. Phối hợp với Tổ chức dịch vụ thu tổ chức Hội nghị khách hàng; ra quân tuyên truyền tại các cụm dân cư, từng nhà dân để vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc, triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng hưởng lợi: nhà ở, chuyển đổi nghề, đào tạo nghề, chú trọng nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất, khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, hợp tác xã vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi góp phần hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu về thu nhập bình quân, chỉ tiêu về giải quyết đất ở, nhà ở, đất sản xuất một cách bền vững.

Tiếp tục thực hiện các nội dung về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Chú trọng triển khai thực hiện các nhiệm vụ về truyền thông và chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp, xây dựng hệ thống thông tin Quản lý giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết việc làm; phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững. Phát triển kinh tế, thu hút đầu tư để tạo việc làm; phát triển thị trường lao động, doanh nghiệp, doanh nhân và thực hiện tốt chính sách tín dụng nhằm tạo việc làm thông qua hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm và từ các tổ chức tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm.

Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, nâng cao đời sống người có công với cách mạng. Mở rộng chi trả trợ cấp người có công thông qua tổ chức dịch vụ bưu chính công ích. Đẩy mạnh số hóa hồ sơ Người có công.

Bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách ASXH phù hợp, tránh dàn trải. Các chính sách cần bảo đảm tính liên kết, liên thông tốt, như chính sách tín dụng gắn với tạo việc làm, dạy nghề gắn với nhu cầu việc làm…

Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số các lĩnh vực quản lý nhà nước về ASXH. Thúc đẩy chi trả ASXH không dùng tiền mặt. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách ASXH.

Thực tiễn cho thấy bảo đảm thực hiện chính sách ASXH của tỉnh Thừa Thiên Huế đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu về thực hiện chính sách xã hội trong xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Hiệu quả thực hiện chính sách ASXH trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp với mức đầu tư của xã hội tăng dần cùng với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Điều này đặt ra yêu cầu cần tiếp tục có những giải pháp đồng bộ cả về cơ chế và phương thức thực hiện nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách ASXH góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới./.

______________________

Tài liệu tham khảo

1.  ILISA - GIZ: Hệ thống phát triển ASXH ở Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020, Hà Nội, 2013, tr.53. UNDP. Tăng trưởng vì mọi người: Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2015 về tăng trưởng bao trùm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2016, tr.113.

2. Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo số  270/BC-SLĐTBXH ngày 30 tháng 11 năm 2023 về tình hình thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Ngành Lao động, Người có công và Xã hội năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo số 230/ BC-BHXH ngày 31/02/2024 của Giám đốc BHXH tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện công tác năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2024.

4. Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Báo cáo Số 265 ngày 12/12/2022 về sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.



[1] Kết luận 510-KL/TU, ngày 06/7/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân bổ chỉ tiêu giảm nghèo cho các huyện, thị xã và thành phố Huế đến năm 2025. Công văn 08-CV/TU, ngày 14/6/2022 của Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Công văn 1256-CV/TU, ngày 25/7/2022 về việc phát động Cuộc vận động “Dòng họ không có hộ nghèo” và công bố địa chỉ nhân đạo; Chỉ thị 33-CT/TU, ngày 21/10/2022 của BTVTU về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025; Kết luận 978-KL/TU, ngày 03/3/2023 của BTVTU về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác giảm nghèo bền vững năm 2023.

 

       In ấn
Các tin khác
Xem tin theo ngày