Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.185.896
Truy cập hiện tại 143
Khoa Lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đi nghiên cứu thực tế tại huyện Phong Điền.
Ngày cập nhật 04/11/2015

Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hàng năm của giảng viên các trường chính trị tỉnh do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh quy định và Quyết định của Hiệu trưởng trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh về giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên năm 2015, Khoa Lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã tổ chức đoàn đi nghiên cứu thực tế cho các giảng viên của khoa trong 03 ngày (từ ngày14/10 đến ngày16/10/2015) tại xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đoàn đi gồm có ThS. Phạm Quốc Hùng, Trưởng khoa làm trưởng đoàn cùng các giảng viên trong khoa: Ths. Hoàng Văn Hợp; Ths. Hoàng Huyền Thanh; Ths. Hồ Thị Thu Hương.

Về nội dung nghiên cứu:

-  Nghiên cứu thực trạng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở làng nghề Điêu khắc, mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên và Nghề gốm ở Làng cổ Phước Tích.

-  Nghiên cứu những đóng góp của làng nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (việc làm, thu nhập, giao lưu hợp tác kinh tế,…).

-  Nghiên cứu việc thực hiện các chính sách của nhà nước trong hỗ trợ phát triển làng nghề. Từ đó, đề xuất một số vấn đề trong quá trình bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở các làng nghề hiện nay.

Mục đích chuyến đi nghiên cứu thực tế nhằm phục vụ cho việc nâng cao năng lực nghiên cứu thực tiễn của các giảng viên trong Khoa; thực hiện phương châm gắn lý luận với thực tiễn. Vận dụng liên hệ thực tiễn một cách phù hợp và hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên, đồng thời qua nghiên cứu thực tế giúp các giảng viên nắm được tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương (thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) lấy tư liệu phục vụ cho giảng dạy và viết bài.

Trong thời gian 03 ngày nghiên cứu thực tế ở cơ sở, Đoàn đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các đồng chí trong Đảng ủy, UBND xã Phong Hòa và Ban quản lý di tích kiến trúc nghệ thuật Làng cổ Phước Tích, huyện Phong Điền. Đoàn đã được nghe các đồng chí lãnh đạo địa phương báo cáo và hướng dẫn Đoàn khảo sát trực tiếp nghiên cứu tìm hiểu, tiếp xúc phỏng vấn sâu người dân về các nội dung nghiên cứu. Qua đó đoàn nắm bắt được thông tin một cách toàn diện hơn và có cơ sở đề xuất kiến nghị đến các cấp chính quyền trong quá trình bảo tồn và phát triển làng nghề xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

                               Hình 1: Các đ/c lãnh đạo địa phương trao đổi với đoàn về các nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu thực tế là một hoạt động bổ ích có ý nghĩa rất thiết thực đối với giảng viên. Qua chuyến đi thực tế, trên cơ sở nội dung nghiên cứu, mỗi đồng chí giảng viên đã lựa chọn nội dung phù hợp để viết báo cáo kết quả nghiên cứu thực tế và viết bài gửi Tập san Lý luận – Thực tiễn./.

Một số hình ảnh của đoàn đi nghiên cứu thực tế:

     Hình 1,2: Sản phẩm Nhà rường được chạm trổ công phu của DNTN Thường Trực (có trị giá từ 2 tỷ đến 3 tỷ đồng)

Hình 3,4: Đ/c trưởng đoàn trao đổi với nghệ nhân Ngô Đức Phi, cơ sở điêu khắc Duyên Mỹ và không khí làm việc tại cơ sở điêu khắc

           Hình 5,6: Một số sản phẩm điêu khắc hiện nay đang rất được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng

Hình 7,8: Lò gốm được phục dựng dưới sự hỗ trợ vốn trong Chương trình hợp tác song phương Việt Nam/WALONIES/BRUCELLES, Bỉ

                                 tại làng Gốm Phước Tích (hình trái) và lò gốm tại nhà thợ gốm Lê Trọng Diễn (hình phải)

                            Hình 9,10: Bác Lê Trọng Diễn đang giới thiệu về bộ sưu tập Gốm Phước Tích

 

 

 

Hồ Thị Thu Hương
       In ấn
Các tin khác
Xem tin theo ngày